Sửa nhàSửa chữa điện nước
Thiết bị của chúng tôi góp phần kiến tạo sự vững chắc cho mọi công trình
Tin tức
Tình hình nhập khẩu và xuất khẩu máy móc, thiết bị năm 2012 Tình hình nhập khẩu và xuất khẩu máy móc, thiết bị năm 2012 (2012-06-15 12:00:00)

Kinh tế thế giới đã và đang bước vào giai đoạn khó khăn nhất của Thời kỳ khủng hoảng, do vậy tất cả các lĩnh vục: Dệt may, Giày dép, Thủy sản, Lương thực, thực phẩm, nông sản, điện tử, sắt thép và thiết bị máy móc phục vụ thi công xây dựng đều bị tác động. Trong đó có lĩnh lực XNK máy xây dựng chịu tác động dõ nhất từ việc trên, đặc biệt tại Việt Nam là do chính sách thắt chặt đầu tư công đã ảnh hưởng không nhỏ tới lĩnh vực này.

 1.     Đánh giá chung

Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá của cả nước trong tháng 2/2012 đạt 16,88 tỷ USD, tăng 20,4% so với tháng trước. Trong đó kim ngạch xuất khẩu đạt 8,3 tỷ USD, tăng 17%, kim ngạch nhập khẩu đạt 8,58 tỷ USD, tăng 23,9% so với tháng 1/2012. Kết quả là cán cân thương mại hàng hóa của Việt Nam trong tháng 2/2012 thâm hụt 279 triệu USD, bằng 3,4% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam. 
Tính đến hết tháng 2 năm 2012, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của cả nước đạt 30,84 tỷ USD, tăng 16,4% so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, trị giá hàng hoá xuất khẩu đạt 15,37 tỷ USD, tăng 25,4%; trong khi đó, trị giá hàng hóa nhập khẩu là 15,47 tỷ USD, tăng 8,7%. Với kết quả trên thì cán cân thương mại hàng hoá của Việt Nam trong 2 tháng/2012 thâm hụt 101 triệu USD, bằng 0,7% tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam.
Theo số liệu Thống kê Hải quan, tổng kim ngạch hàng hóa xuất nhập khẩu của khối doanh nghiệpcó vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) trong 2 tháng qua đạt 16,83 tỷ USD, tăng 43% so với 2 tháng/2011. Trong đó, trị giá xuất khẩu là 8,69 tỷ USD, tăng 51% và chiếm 56,5% tổng kim ngạch xuất khẩu của cả nước. Trị giá nhập khẩu của khu vực các doanh nghiệp này là 8,14 tỷ USD, tăng 35,4%, chiếm 52,6% tổng kim ngạch nhập khẩu của cả nước. Trong khi đó, khối doanh nghiệp trong nước xuất khẩu đạt 6,68 tỷ USD trong 2 tháng/2012, tăng nhẹ 2,8% và nhập khẩu là 7,34 tỷ USD, giảm 10,8%.
Biểu đồ 1: Kim ngạch xuất khẩu, nhập khẩu và cán cân thương mại khối doanh nghiệp FDI năm 2011 và 2 tháng năm 2012
2. Một số nhóm hàng xuất khẩu chính
Hàng dệt may: Kim ngạch xuất khẩu hàng dệt may trong tháng 2/2012 của nước ta đạt hơn 1 tỷ USD, giảm 5,9% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng lên 2,09 tỷ USD, tăng 20,1% so với cùng kỳ năm 2011. Hoa Kỳ tiếp tục là đối tác lớn nhất nhập khẩu hàng dệt may của Việt Nam với kim ngạch 1,08 tỷ USD, có tốc độ tăng khá cao (20,7%) so với cùng kỳ năm 2011; Nhật Bản: 266 triệu USD, tăng 33,8%. Riêng thị trường lớn thứ 2 là EU, đạt 322 triệu USD, đã giảm mạnh tốc độ tăng xuất khẩu từ chỗ tăng 33,6% năm 2011 xuống còn 3,5% trong cùng kỳ năm 2012.
Hàng giày dép: Kim ngạch xuất khẩu trong tháng đạt 478 triệu USD, giảm 12,2% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng năm nay lên 1,02 tỷ USD, tăng 17,9% so với 2 tháng/2011.
Các đối tác thương mại chính nhập khẩu nhóm mặt hàng này của Việt Nam là: EU với 376 triệu USD, tăng 5,7%; Hoa Kỳ: 282 triệu USD, tăng 22,7%; Nhật Bản: 62,1 triệu USD, tăng 17,8% và Trung Quốc: 60,3 triệu USD, tăng 78,3% so với cùng kỳ năm 2011.
Hàng thủy sản: kim ngạch xuất khẩu trong tháng 2/2012 đạt 422 triệu USD, tăng 16.4% so với tháng 01/2012, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này trong 2 tháng/2012 đạt 775 triệu USD, tăng 14,5% so với cùng kỳ năm 2011.
Liên minh châu Âu (EU), Hoa Kỳ và Nhật Bản vẫn là 3 đối tác chính nhập khẩu hàng thuỷ sản trong 2 tháng qua; cụ thể: xuất khẩu mặt hàng này sang thị trường EU đạt 156 triệu USD, giảm 7,1%; sang Hoa Kỳ đạt 142 triệu USD, tăng 18,2%; sang Nhật Bản đạt 130 triệu USD, tăng 24,9% so với 2 tháng/2011. Ngoài ra, xuất khẩu thủy sản của Việt Nam còn mở rộng sang các thị trường như Hàn Quốc: 62 triệu USD, tăng 23,7%; Mêxicô: 28,3 triệu USD, tăng 68%; Trung Quốc: 28 triệu USD, tăng 8,4%; …
Cà phê: lượng cà phê xuất khẩu trong tháng 2/2012 là 202 nghìn tấn, trị giá đạt 413,6 triệu USD, tăng 80,1% về lượng và tăng 82,2% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết 2 tháng/2012, lượng cà phê xuất khẩu của nước ta đạt gần 314 nghìn tấn, trị giá đạt gần 640 triệu USD, giảm 12,6% về lượng và giảm 10,6% về trị giá so với 2 tháng/2011.
Thị trường tiêu thụ cà phê lớn nhất của nước ta trong 2 tháng qua bao gồm EU: 121,5 nghìn tấn,giảm 10,5% và chiếm 38,7% tổng lượng xuất khẩu nhóm hàng này của Việt Nam; tiếp theo là Hoa Kỳ: 37,5nghìn tấn, tăng 11,1%; Inđônêxia: 20,2 nghìn tấn.
Gạo: Số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy trong tháng 2/2012, lượng gạo xuất khẩu đạt 449 nghìn tấn và trị giá đạt 220 triệu USD, tăng 75,2% về lượng và tăng 49,9% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết 2 tháng/2012, tổng lượng gạo xuất khẩu của cả nước đạt 704 nghìn tấn, trị giá đạt 366 triệu USD, giảm 31,6% về lượng và giảm 29,7% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011.
Trong 2 tháng qua, Việt Nam chủ yếu xuất khẩu gạo sang các thị trường: Inđônêxia: 206,6 nghìn tấn, giảm 48,4%; Malaixia: 116 nghìn tấn, tăng 64%; Xinggapo: 56,5 nghìn tấn, tăng 22,7%; Trung Quốc: 44 nghìn tấn, tăng mạnh 378%;…
Cao su: tháng 2/2012, lượng cao su xuất khẩu đạt 88,8 nghìn tấn, trị giá đạt 253 triệu USD, tăng 27,2% về lượng và tăng 31,8% về trị giá so với tháng trước. Tính đến hết tháng 2/2012, tổng lượng xuất khẩu mặt hàng này của cả nước đạt 158,4 nghìn tấn, tăng 31,1%, trị giá đạt gần 444 triệu USD, giảm 17,6% so với 2 tháng/2011.
Trung Quốc vẫn là đối tác chính tiêu thụ cao su nhập khẩu từ Việt Nam trong 2 tháng qua với 88,5 nghìn tấn, tăng 18,8% và chiếm tới 55,9% lượng cao su xuất khẩu của cả nước. Tiếp theo là các thị trường: Malaixia: 18,9 nghìn tấn, tăng mạnh 196%; EU: 12,6 nghìn tấn, tăng 22,5%; Đài Loan: 8,7 nghìn tấn, tăng 56%;…
Điện thoại các loại & linh kiện: kim ngạch xuất khẩu điện thoại các loại & linh kiện trong tháng đạt mức kỷ lục với hơn 1 tỷ USD, tăng 19% so với tháng trước, nâng tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này 2 tháng đầu năm 2012 lên 1,86 tỷ USD, tăng 177,5% so với cùng kỳ năm 2011.
Biểu đồ 2: Diễn biến xuất khẩu nhóm hàng điện thoại các loại và linh kiện theo tháng năm 2010 – 2011 và 2 tháng/2012
Những đối tác chính nhập khẩu điện thoại các loại & linh kiện xuất xứ của Việt Nam trong 2 tháng đầu năm 2012 là EU với 750 triệu USD, tăng hơn 2 lần; chiếm 40,3% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này của cả nước. Tiếp theo là Hồng Kông: 305 triệu USD, tăng gần 3 lần; Ảrập Xêút: 124 triệu USD, tăng gấp 2,5 lần; Nga: 99,1 triệu USD, tăng 42,4% so với cùng kỳ năm 2011.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này tháng 2/2012 đạt gần 550 triệu USD, tăng 35,3% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 2 tháng/2012 lên 972 triệu USD, tăng 83,8% so với 2 tháng/2011. Trong đó, xuất khẩu nhóm hàng này sang EU đạt 189 triệu USD, tăng 79,8%; sang Trung Quốc đạt 182 triệu USD, tăng 80,3%; sang Hoa Kỳ đạt 123 triệu USD, tăng 70%;…
Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùngkim ngạch xuất khẩu nhóm hàng máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng trong tháng đạt 446 triệu USD, tăng 39,9% so với tháng trước, nâng tổng kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này 2 tháng/2012 lên 764 triệu USD, tăng 66,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Máy móc thiết bị dụng cụ & phụ tùng của nước ta trong 2 tháng qua chủ yếu xuất sang các thị trường: sang Nhật Bản đạt 192 triệu USD, tăng 65,8%; sang Hoa Kỳ đạt 122 triệu USD, tăng 99,5%; sang EU đạt 84 triệu USD, tăng 95,9%; Trung Quốc đạt 45,7 triệu USD, tăng 18,9%; Singapore đạt 42 triệu USD, tăng 123%;…
Chất dẻo nguyên liệu:. trong tháng 2/2012, Việt Nam xuất khẩu nhóm hàng này đạt 25,2 nghìn tấn với trị giá đạt 44,2 triệu USD. Tính đến hết tháng 2/2012, tổng lượng và kim ngạch xuất khẩu nhóm hàng này đạt 35,6 nghìn tấn và 66,3 triệu USD, tăng 43,1% về lượng và 74,1% về trị giá so với cùng kỳ năm 2011.
Tính đến hết tháng 2/2012, chất dẻo nguyên liệu chủ yếu được xuất sang các thị trường: Trung Quốc đạt 9,1 nghìn tấn, tăng 113%; Inđônêxia đạt 6,8 nghìn tấn, tăng 189%; Thái Lan đạt 5,9 nghìn tấn, tăng gấp 1,5 lần; Campuchia đạt 2,1 nghìn tấn, tăng 111% so với cùng kỳ năm 2011. Điểm đặc biệt, trong hai năm 2010 và 2011, các doanh nghiệp Việt Nam gần như không xuất khẩu chất dẻo nguyên liệu sang thị trường Bỉ, nhưng 2 tháng đầu năm nay con số xuất khẩu đạt tới 1,5 nghìn tấn.
3. Một số nhóm hàng nhập khẩu chính
Máy móc, thiết bị, dụng cụ & phụ tùng: kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng là 1,19 tỷ USD, tăng 24,3% so với tháng trước. Tính đến hết 2 tháng/2012, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này là 2,14 tỷ USD, giảm 1,2% so với cùng kỳ năm 2011.
Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc: 634 triệu USD, giảm 20,3%; Nhật Bản: 421 triệu USD, tăng 16,9%; Hàn Quốc: 198 triệu USD, tăng 11,4%; Đức: 152 triệu USD, tăng 26,8%; Hoa Kỳ: 123 triệu USD, tăng 25%; Đài Loan: 114 triệu USD, tăng 7,7%;…so với 2 tháng/2011.
Máy vi tính, sản phẩm điện tử & linh kiện: Kim ngạch nhập khẩu nhóm mặt hàng này trong tháng đạt gần 920 triệu USD, tăng 16% so với tháng 01/2012. Tính đến hết tháng 2/2012, cả nước nhập khẩu 1,71 tỷ USD nhóm hàng này, tăng 103,7% so với 2 tháng/2011.
 Hàn Quốc là thị trường cung cấp lớn nhất nhóm hàng này cho Việt Nam với kim ngạch đạt 408 triệu USD, tăng 60,6%. Tiếp theo là các thị trường: Trung Quốc: 379 triệu USD, tăng 51,6%; Nhật Bản: 257 triệu USD, tăng 91%; Hoa Kỳ: 171triệu USD, tăng hơn 5 lần; …
Nguyên vật liệu cho ngành dệt may da giày: kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này trong tháng đạt 810 triệu USD, tăng 18% so với tháng 01/2012. Tính đến hết tháng 2/2012, tổng kim ngạch nhập khẩu nhóm hàng này đạt gần 1,5 tỷ USD, giảm 7,6% so với 2 tháng/2011; trong đó, kim ngạch nhập khẩu vải là 783,7 triệu USD, giảm 7,2%; nguyên phụ liệu: 383,6 triệu USD, tăng 8,7%; sơ, xợi: 205,6 triệu USD, giảm 11,9%; bông: 122,5 triệu USD, giảm 34,8%.
Việt Nam nhập khẩu nhóm hàng này chủ yếu từ các thị trường: Trung Quốc: 457 triệu USD, giảm 5,7%; Hàn Quốc: 271 triệu USD, giảm 2,1%; Đài Loan: 253 triệu USD, giảm 9,6%; Nhật Bản: 104 triệu USD, tăng 20,4%; …
Xăng dầu các loại: trong tháng, lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 729 nghìn tấn, trị giá đạt 729 triệu USD, tăng 27,5% về lượng và tăng 32,1% về trị giá so với tháng 1/2012. Tính đến hết 2 tháng/2012, tổng lượng xăng dầu nhập khẩu của cả nước là 1,3 triệu tấn, giảm 32,8% so với cùng kỳ năm 2011 với trị giá là 1,29 tỷ USD, giảm 18,3%.
Xăng dầu các loại nhập khẩu vào Việt Nam trong 2 tháng qua chủ yếu có xuất xứ từ: Singapore với 572 nghìn tấn, giảm 29,5% về lượng; tiếp theo là Hàn Quốc: 180 nghìn tấn, giảm 21,2%; Trung Quốc: 176 nghìn tấn, giảm 26%; Đài Loan: 131 nghìn tấn, giảm 51,7%; Cô oét: 101 nghìn tấn, tăng 4%;…
Sắt thép các loại: Số liệu thống kê cho thấy, trong tháng 02/2012,  lượng sắt thép nhập khẩu của cả nước đạt gần 695 nghìn tấn, trị giá đạt 547,6 triệu USD, tăng 36,2% về lượng và tăng 30,4% về trị giá so với tháng 01/2012.
Tính đến hết 2 tháng/2012, tổng lượng nhập khẩu sắt thép của Việt Nam là 1,19 triệu tấn, tăng 13,1%, trị giá đạt 959 triệu USD, tăng 16,4%. Trong đó, lượng phôi thép nhập khẩu là 68,3 nghìn tấn, giảm66,3%, trị giá đạt gần 44 triệu USD, giảm 64%.
Việt Nam nhập khẩu sắt thép trong 2 tháng/2012 chủ yếu có xuất xứ từ: Hàn Quốc: 293 nghìn tấn, tăng 10,2%; Trung Quốc: 282 nghìn tấn, tăng 124%; Nhật Bản: 231 nghìn tấn, giảm 25%; Đài Loan: 148 nghìn tấn, tăng 37%;… so với 2 tháng/2011.
Phân bón các loại: Trong tháng, lượng phân bón nhập khẩu của cả nước là gần 220 nghìn tấn, trị giá đạt gần 90 triệu USD, tăng 38% về lượng và tăng 30,9% về trị giá so với tháng 1/2012. Tính đến hết 2 tháng/2012, cả nước nhập khẩu 378 nghìn tấn phân bón, trị giá đạt 158 triệu USD, giảm 15% về lượng và giảm 1,9% về trị giá.
Biểu đồ 3: Các thị trường xuất khẩu phân bón sang Việt Nam trong 2 tháng/2012 và 2 tháng/2011
Trong 2 tháng/2012, Việt Nam nhập khẩu nhiều nhất là phân SA với  lượng nhập khẩu là 152,8 nghìn tấn, tăng 42,8%; tiếp theo là phân Kali: 96,4 nghìn tấn, giảm 34,7%; phân DAP: 56 nghìn tấn, giảm 5,9%; phân Ure: 26,2 nghìn tấn, giảm 53,5%; 
Sửa chữa vặt Sửa vặt nhanh Sua chua vat Sua vat nhanh Sửa điện nước tại nhà